Không để xảy ra nữa, phụ nữ di trú bị giết hại vì bạo lực gia đình!

 

Lại một vụ án phụ nữ di trú bị chồng dùng hung khí giết hại thê thảmđã xảy ra. Rạng sáng ngày 24 tháng 5 năm 2011, tại huyện Cheong Do tỉnh Gyeong Buk, cô dâu Việt Nam Hoàng Thị Nam (23 tuổi) đã tử vong vì bị chồng dùng dao đâm nhiều nhát vào người. Những phụ nữ di trú còn phải chịu chết vì bạo lực gia đình như thế này đến bao giờ? Tháng 7 năm ngoái, chỉ sau 8 ngày nhập cư vào Hàn Quốc, cô dâu 20 tuổi Thạch Thị Hoàng Ngọc đã bị chồng giết hại. Tiếp đó, vào tháng 9, tức chỉ chưa đầy 2 tháng sau đó, cô gái người Mông Cổ Kang Che Chek trong lúc bảo vệ cho cô bạn đồng hương bị quấy rối bởi bạo lực gia đình đã bị người chồng của cô này giết hại thê thảm. Và nữa, vẫn còn sinh động trong tâm trí chúng tôi hình ảnh cái chết thảm khốc của cô dâu Hùynh Mai vì bị chồng đánh đập tàn nhẫn làm gãy 18 xương sườn.


Chứng kiến cái chết của những phụ nữ di trú bị gục ngã vì bạo lực gia đình thảm khốc như thế này, chúng tôilại nhớ lại phán quyết của toà án khi xét xử vụ án Hùynh Mai. Quan toà đã xin lỗi nạn nhân và xem kết quả này là“sự bộc hiện rõ nét sự lúng túng mang tính toàn cục của xã hội chúng ta”, đồng thời cũng
kịch liệt lên án “Sự khô kiệtnhântínhkhi đối xử với phụ nữ xuất thân từ những đất nước có thể có điều kiện kinh tế thấp kém hơn nước ta chẳng khác nào nhưnhập khẩu hàng hoá; cũng như suy nghĩ xuẩn ngốc khi cho rằng chỉ cần đưahai người nam nữ vào sống cùng trong một nhà là đã hoàn tất một cuộc hôn nhânbất chấp việc cả hai không thể thông hiểu ngôn ngữ của nhau.Sự nông cạnđó của chính chúng tavô hình trung đang ươmmầmcho một kết cuộcđổ vỡ lạnh lùngkhông tránh khỏi như sự việc lần này.Thật đau đớn khi phải thừa nhận bản tính dã man bên trong chúng ta, những kẻ đang bị giam cầm trong vẻ ngoài hào nhoáng của một cường quốc kinh tế, một quốc gia văn minh thế kỷ 21.”


Chứng kiến vụ việc cô dâu Hoàng Thị Nam bị sát hại bởi bạo lực gia đình, một lần nữa chúng ta lại nhìn lại tính tàn bạo và sự non nớt của xã hội Hàn Quốc chúng ta.Giữa lúc đang còn cần phải chăm sóc bản thân vì hãy còn là một sản phụ vừa mới sinh con được 19 ngày, trong khi cạnh mình là đứa con trai nhỏ đang nằm, cô Hoàng Thị Nam đã bị chồng dùng hung khí giết. Mang giấc mơ được cùng con trai sống một cuộc đời hạnh phúc trên đất nước Hàn Quốc, cô cũng từng chăm chỉ theo học lớp tiếng Hàn của Trung tâm Gia đình đa văn hoá, thế mà giờ đây, cô đã trở thành một thi hài mãi mãi không thể sống lại được.

Mỗi khi tiếp xúc với những vụ việc như thế này, là một thành viên trong xã hội Hàn Quốc, cùng với sự phẫn nộ và xấu hổ không kìm nén được, tôi cảm thấy rõ trách nhiệm của bản thân, đồng thời cũng lại thấy một sự bất lực. Rốt cuộc cần phải làm sao đây trước một loạt liên tục những cái chết của phụ nữ di trú?Những phụ nữ di trú cảm thấy bất an biết bao nhiêu trước thực trạng bạo lực gia đình đangtung hoành trong một xã hội Hàn Quốc phải kết thúc bằng “chết hoặc bị giết chết”? Một khi xã hội Hàn Quốc không thay đổi, vẫn cứ xem bạo lực gia đình là chuyện cá nhân từng người mà vô cảm trước vấn đề bạo lực, một khi xã hội Hàn Quốc còn không tôn trọng phụ nữ di trú như những tồn tại mang tính nhân bản, thì những bi kịch như ngày hôm nay ắt hẳn sẽ còn tiếp tục xảy ra.


Trong xã hội Hàn Quốc, một xã hội mà “xã hội đa văn hoá” đang trở thành
câu nói cửa miệngvà “gia đình đa văn hoá” đang trở thành từ khoá của gia đình, nếu thật sự những người phụ nữ di trú, tức những thành viên chủ yếu của gia đình đa văn hoá,còn phải sống trong sự uy hiếp đe doạ đến tính mạng bản thân do hành vi bạo lực của bất cứ người nào trong gia đình, một xã hội đa văn hoá lấy mạng sống của phụ nữ di trú ra để đảm bảo như vậy thì cũng chỉ là một sự hư cấu mà thôi.


Cái chết của cô Hoàng Thị Nam lần này là dịp đểchúng ta nhìn nhận lại một lần nữa xã hội của mình, chúng tôi hi vọng người dân và chính phủ sẽ cùng nỗ lực trong việc nâng cao nhận thức cũng như đưa ra những đối sách mang tính xã hội để có thể giải quyết triệt để vấn đề bạo lực đối với phụ nữ di trú nói riêng và bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói chung. Chúng tôi cũng hi vọng rằng, cái chết của cô Hoàng Thị Nam sẽ là một hạt mầm để trong tương lai, trên mảnh đất này, chúng ta có thể hái được “quả ngọt” của mong ước chonhững phụ nữ di trú không còn bị giết hại do bao lực nữa. Đây chính là lối đi để cái chết của cô Hoàng Thị Nam không trở thành vô nghĩa.


Xin thành kính cầu mong hương hồn người đã khuất được siêu thoát, và tôi muốn kêu gọi mọi người như thế này.


Thứ nhất, như đã nhiều lần nêu ra và cảnh cáo, vụ việc lần này cho thấy vấn đề bạo lực gia đình không còn có thể chỉ xem như là vấn đề của một cá nhân hay một gia đình nữa. Chúng ta cần phải lập ra những đối sách tích cực và có thực chất để những người phụ nữ, phái yếu của xã hội, có thể nhận được sự bảo vệ từ xã hội. Lẽ dĩ nhiên, chính phủ không được để xảy ra thêm nữa tình trạng phụ nữ di trú bị tổn hại bởi những hành vi bạo lực, nhưng trước hết, chính phủ cần phải lập ra những đối sách tích cực để có thể bảo vệ cho nạn nhân.Với việc xiết chặt, mạnh tay hơn trong việc đưa ra những chính sách giáo dục phòng tránh bạo lực gia đình và bảo vệ người bị hại, cũng như các hình thứcxử phạt, quản giáo đối với kẻ gây án, chính phủ cần phải nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp để người dân có thể hiểu rằng vấn đề bạo lực gia đình giờ đây đã không còn là vấn đề của cá nhân nữa mà nó đã trở thành vấn đề cần phải giải quyết của xã hội.


            
Thứ hai, chính phủ cần phải xây dựng những đối sách mang tính luật định có thể giải quyết những vấn đề căn bản như: xâm hại nhân quyền của phụ nữ di trú… do những chính sách cục bộ trong hiện tại đang được xúc tiến nhân danh là chính sách hoà hợp xã hội của chính phủ, hayngăn chặn kết hôn giả… vốn lấy việc duy trì dòng giống gia đình và đồng hoá làm tiêu điểm thay vì xoáy vào những vấn đề như: phụ nữ di trú bị biến thành hàng hoá dưới hoạt động của các công ty môi giới hôn nhân với mục đích đuổi lợi nhuận mang lại từ các cuộc hôn nhân quốc tế, quan điểm kết hôn mang đầy tính phân biệt chủng tộc, giới tính của những người chồng Hàn Quốc, vấn đề bảo vệ nhân quyền của phụ nữ di trú…

             Thứ ba, xã hội Hàn Quốc phải tự nhìn lại để hiểu rằng chính cái nhìn định kiến phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính là kẻ tiếp tay khiến chúng ta lãng quên vấn đề bạo lực mà phụ nữ kết hôn di trú phải gánh chịu để cùng tìm kiếm con đường đưa đến một xã hội mở nơi chúng ta và người dân di trú cùng chung sống.

 


 

2011. 5. 26


 

Tính cả Trung tâm Nhân quyền Phụ nữ Di trú,có tổng cộng 53 đoàn thể, tổ chức và 3 người  cùng tham gia vào bản tuyên bố này.

 


 


1. Thông tin cá nhân và quá trình tư
vấn


Hoàng Thị Nam (Ngày tháng năm sinh 101087/ thôn ***, huyện Cheong Do, tỉnh Gyeong Buk)

Chồng: Lim ** (nghề nghiệp: kỹ sưlò hơi)

Tháng 4 năm 2010: kết hôn ở Việt Nam

Ngày 3 tháng 8 năm 2010: nhập cư vào Hàn Quốc

Tháng 10 năm 2010: tư vấn ở Trung tâm Hỗ trợ khẩn cấp Phụ nữ di trú Gumi Gyeongbuk

Ngày 5 tháng 10 năm 2010: vào sống trong nhà tạm lánh cho phụ nư di trú Gumi JukHyang. Được bảo trợ tại nhà tạm lánh cho phụ nữ di trú trongkhoảng hơn 1 tháng rưỡi.

Ngày 22 tháng 1 năm 2010: người chồng đến Trung tâm Hỗ trợ khẩn cấp Phụ nữ di trú Gumi Gyeongbuk, sau khi nói chuyện với nhau, hai vợ chồng cùng trở về nhà.

(Người chồng đã tách ra sống riêng khỏi gia đình, cả hai trở về sống trong một căn hộ một phòng)

Ngày 28 tháng 4 năm 2011: cô gởi tin nhắn cho một người bạn Việt Nam tên ***

(Gởi tin nhắn có nội dung cô muốn ly hôn với chồng, cô đã bị chồng đánh, kèm theo là ảnh của mình sau khi bị chồng đánh đập)

Ngày 5 tháng 5 năm 2011: lâm bồn sinh nở (bé trai, được 19 ngày tuổi vào ngày xảy ra vụ việc)

1 giờ 10 phút ngày 24 tháng 5 năm 2011: ông Lim dùng 2 dao giết chết Hoàng Thị Nam

Ngày 24 tháng 5 năm 2011: chuẩn bị phòng tang lễ cho người chết ở bệnh viện Cheong Do Dae Nam




2. Tóm tắt vụ việc


Vụ việc xảy ra lúc 1 giờ 10 phút ngày 24 tháng 5 năm 2011

Trong lúc đánh đập vợ, người chồng đã vào bếp lấy 1 con dao ra đâm vợ, giữa chừng dao gãy, người chồng lại vào lấy một con dao bếp khác ra đâm túi bụi vào ngực và mặt với tổng cộng 53 nhát dao làm người vợ tử vong tại chỗ.

Gây án mạng xong, kẻ gây án chạy sang hàng xóm nói rằng mình đã giết người rồi nhờ hàng xóm đi báo cảnh sát, sau đó, trong khi đang lẩn thẩn quanh nhà, trên người còn đang mặc bộ đồ lót, kẻ gây án đã bị cảnh sát bắt giữ và hiện đang bị giam tại nhà giam ở đồn cảnh sát Cheong Do.

Đứa con trai 19 ngày tuổi đang được chăm sóc tại một trại trẻ mồ côi thuộc quản lý của cơ quan hành chính địa phương.

 


3. Lời kể của những người xung quanh
(Nội dung do Trung tâm Nhân quyền phụ nữ di trú Taegu khai thác)


1) Ngày 28 tháng 4 năm 2011, Hoàng Thị Nam gởi tin nhắn đến điện thoại bạn mình là ***

Gởi tin nhắn với nội dung “Tôi muốn ly dị với chồng, tôi bị chồng đánh” và kèm theo là ảnh của mình sau khi bị chồng đánh đập. Người bạn *** và một người bạn khác *** nói rằng Hoàng Thị Nam đã tâm sự rằng đời sống hôn nhân của cô rất vất vả, cả hai đều thấy có lỗi khi đã khuyên Hoàng Thị Nam cố gắng chịu đựng mà sống vì con.


2) Người chồng thường ngày vẫn hay rủ rê bạn bè đến căn hộ hai vợ chồng để chơ
i bài poker đến khuya hoặc cùng bạn bè ra ngoài cờ bạc. Giữa hai vợ chồng đã có xích mích vì chuyện bài bạc này. Theo lời làm chứng của những người hàng xóm, khi thấy trễ lắm rồi mà Hoàng Thị Nam vẫn ở ngoài chứ không chịu vào nhà, họ liền hỏi vì sao cô không lên nhà, cô mới trả lời rằng các bạn của chồng đang ở trong nhà mình.


3) Mẹ
chồng la con dâu không năng tắm gội, còn lấy kéo định cắt tóc cô đi, rồi sau khi bị mẹ chồng ngược đãi, cô đã đến sống ở nhà tạm trú khoảng một tháng rưỡi.


4) Ký ức của những người bạn xung quanh về Hoàng Thị Nam

Cô được các bạn nhớ tới như“Một người bạn có phong cách”, “Áo quần ăn mặc cũng đẹp”. Họ nói rằng họ vẫn nhớ hình ảnh Hoàng Thị Nam với gương mặt trang điểm xinh đẹp, mặc chiếc váy đầm màu xanh mà cô yêu thích khi đến học tiếng Hàn ở Trung tâm Hỗ trợ gia đình đa văn hoá Cheong Do.



4. Kế hoạch tiếp sau


1) Gia quyến của người quá cố đến Hàn Quốc

6 giờ 50 phút ngày 26 tháng 5 năm 2011 (Thứ Năm), bố mẹ đẻ của nạn nhân đến sân bay Kim Hae.


2) Lịch trình tang lễ

Ngày 27 tháng 5 năm 2011 (thứ Sáu), lễ di quan (thời gian chưa xác định), dự định hoả táng ở khu hoả táng Milyang lúc 1 giờ chiều

20110526-Thông_cáo_báo_chí-1_(1).docx